VĂN HÓA PHỈ THÚY QUAN ÂM

Quan âm - nhân vật truyền thuyết trong Phật giáo đại thừa - đã được dung hòa và tiếp nhận sau khi du nhập vào các nước phương Đông. Văn hóa Quan âm được lưu truyền rộng khắp trong quần chúng nhân dân với thời kỳ lịch sử rất dài, phản ánh nguyện vọng, mong ước và lý tưởng của người dân. Hình tượng ấy đã thể hiện được một phần tư tưởng, tình cảm và ý chí của văn hóa nhân gian và dân tộc.

phỉ thúy quan âm

Hình minh họa: Phỉ thúy Quan âm


            Quan Âm Bồ Tát (còn gọi là Quan thế âm Bồ tát, Quan tự tại Bồ tát, Quang thế âm Bồ tát) là một trong tứ đại Bồ tát, sâu xa hơn đó chính là Bồ tát “quan sát tất cả âm thanh của thế gian”. Dáng vẻ của người đoan trang hiền từ, trí tuệ thần thông vô lượng, đại từ đại bi, hóa giải khổ nạn chúng sinh. Khi con người gặp hoạn nạn, chỉ cần niệm chú tên của người thì sẽ được cứu độ, vì vậy gọi là Quan thế âm. Người là một vị phật trong truyền thuyết, như huyền như ảo, phổ độ chúng sinh. Theo truyền thuyết, Quan âm bồ tát được biết đến rộng khắp với “Tam thập nhi ứng” và “Tam thập tam thân”, người có thể biến thành nhiều hình tượng, với nhiều thân phận, cứu vớt khổ nạn chúng sinh. Do đó, hàng nghìn hàng vạn người khổ nạn đều kêu tên Quan âm, cầu khấn Quan âm, hy vọng Quan âm hiện thân để giải thoát khổ nạn cho mình. Thần thoại này lưu truyền đã hơn hai ngàn năm, có ảnh hưởng rất sâu sắc trong suy nghĩ của bách tính, đặc biệt là trong tâm tưởng của những tín đồ, đồng thời nhận được sự tôn trọng ở nhiều nước trên Thế giới.  
phỉ thúy quan âm

Hình minh họa: Phỉ thúy Quan âm


Theo sự lưu truyền và thịnh hành của văn hóa Quan âm, những tác phẩm trong giới nghệ thuật, như hội họa, điêu khắc, đồ gốm sứ, trang sức...đều thích lấy đề tài là Quan âm, mang đầy những nhu cầu tâm lý và tâm tư gửi gắm của con người. Thời nhà Đường hưng vượng, Ngô Đạo Tử (danh họa đời Đường) đã vẽ người trong tôn giáo rất sinh động, chủ yếu là  “tượng nam quan âm”; trong hang đá Mạc Cao Đôn Hoàng (hang đá nổi tiếng của Trung Quốc ở tỉnh Cam Túc) có bức bích họa lấy đề tại Quan âm, tên là “Quan âm nghìn tay”, “Bất không quyến sách Quan âm”, “Thủy nguyệt quan âm”, “Như ý luân Quan âm”,... Từ cổ chí kim, trang sức chúng ta đeo có hình dáng rất phong phú, nhưng đề tài Quan âm là vô cùng nhiều, có tác dụng chúc phúc an khang, gặp dữ hóa lành, đại diện cho mong ước và sự theo đuổi cuộc sống hạnh phúc tốt đẹp của con người. Theo sự truyền bá rộng rãi của văn hóa Quan âm và sự thịnh hành của văn hóa phỉ thúy, phỉ thúy khắc Quan âm có nội hàm phong phú và sâu sắc; những đề tài thường thấy trên các tác phẩm đó là dương liễu Quan âm, viên quan Quan âm, hợp chưởng Quan âm (Quan âm chắp tay trước ngực), tọa liên Quan âm (Quan âm ngồi trên hoa sen), trì liên Quan âm (Quan âm cầm hoa sen), sái thủy Quan âm (Quan âm ở trên cầm chén nước rưới xuống), liên ngọa Quan âm.
phỉ thúy quan âm

Hình minh họa: Phỉ thúy Quan âm


Phỉ thúy - kết tinh văn hóa lịch sử hơn năm nghìn năm - còn được gọi bằng cái tên rất đẹp là “Vua các loại ngọc”, phù hợp với ngũ đức “nhân, nghĩa, trí, dũng, khiết” của người quân tử. Xưa có câu “thà làm ngọc nát còn hơn ngói lành” (thà chết trong còn hơn sống đục) của người quân tử, “ngọc bất khứ thân” (ngọc luôn bên người), dùng ngọc để tượng trưng cho sự nhân từ, liêm chính, trí tuệ và chính nghĩa công bằng. Từ đó tới nay, phỉ thúy đã trở thành biểu tượng của thân phận quyền lực và địa vị cao, là một vật quan trọng để thể hiện tính cách, trang phục, phẩm vị và phong độ của một người, đồng thời là nơi gửi gắm tinh thần, tình cả. Nghiên cứu khoa học cho thấy, chất ngọc tiếp xúc với da thịt, ma sát với các huyệt trên cơ thể nên có tác dụng giúp khơi thông huyết mạch, phòng bệnh, trị bệnh.
Nam giới lấy sự nghiệp làm trọng, bị ảnh hưởng khá nhiều bởi môi trường làm việc xung quanh, tính tình dễ thay đổi; Quan âm tính ôn hòa, dáng vẻ đoan trang, nam giới đeo đeo phỉ thúy Quan âm để tăng thêm sự bình ổn, vững vàng, tạo thêm động lực hỗ trợ công việc. Đồng thời, “Quan âm” hài âm với “quản ấn”, tạo sự tương ứng với truyền thống “phong hầu phong ấn”, “thăng quan phát tài”, với kỳ vọng tiền đồ sự nghiệp ngày càng phát triển, lên như diều gặp gió. Câu nói “nam đeo quan âm nữ đeo phật” là sự hiểu rõ và thăng hoa của văn hóa ngọc với văn hóa phật giáo và văn hóa đạo giáo, bất luận là quan âm hay phật, đều là thần có thể giúp đỡ phổ độ chúng sinh, trừ tà diệt hỏa, hóa hung thành cát, phù hộ bình an.
Nội dung bài viết do HNJ biện tập và tổng hợp
Mọi sao chép, tham khảo vui lòng trích nguồn của HNJ!
Trang sức HNJ
15/09/2016

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

PHÂN LOẠI MÀU SẮC NGỌC JADEIT - PHỈ THÚY

Đổ thạch ngọc Jadeit (Phỉ Thúy) là gì?

Những mẫu ngọc Jadeit (Phỉ Thúy) nổi tiếng thế giới